Thống nhất hậu tam quốc Hậu Tam Quốc

Mặc dù Hậu Bách Tế ban đầu là thế lực đi đầu về sức mạnh quốc gia nhờ vào các đồng bằng phì nhiêu và mối quan hệ bang giao với Trung Quốc, Hậu Cao Câu Ly về sau đã trở thành thế lực lớn nhất trong tam quốc và nhanh chóng mở rộng lãnh thổ của mình lên đến 3/4 bán đảo dưới quyền của Cung Duệ và tướng Vương Kiến. Tuy nhiên sau một thời gian, Cung Duệ tự gọi mình là Phật Di-lặc và trở nên chuyên quyền, điều này đã khiến ông bị Vương Kiến lật đổ vào năm 918.[1][6] Vương Kiến lập nên một triều đại mới gọi là Cao Ly và dời đô về Songak (송악, 松嶽, Tùng Nhạc) vào năm sau, tạo ra ba tam hùng Cao Ly, Hậu Bách Tế và Tân La.[7]

Ba vương quốc nằm trong một cuộc chiến quyền lực liên miên, mặc dù vào thời gian này Tân La đã suy yếu và trở nên thoái chí nên không còn là mối đe dọa lớn cho hai nước còn lại. Hậu Bách Tế tấn công lại gần song Vương Kiến của Cao Ly lại đặt trong tâm vào ngoại giao với Tân La.[1] Xung đột giữa Hậu Bách Tế và Cao Ly diễ ra liên miên gần lãnh thổ Tân La, cả hai nước đều muốn thi hành quyền lực của mình đối với khu vực. Hậu Bách Tế tấn công Gyeongju (Khánh Châu), kinh đô Tân La vào năm 927 và triệt hạ quân đội Cao Ly.[8] Goryeo trả dũa bằng chiến thắng trong trận chiến ở Gochang năm 930 và lấy lại lãnh thổ Woongjin năm 934.[1]

Năm 935, Kính Thuận Vương (Gyeongsun) của một nước Tân La rất suy yếu đã đầu hàng Cao Ly. Vào lúc này, cuộc chiến bên trong Hậu Bách Tế đã làm suy yếu đất nước này cùng với sự mệt mỏi sẵn có từ chiến tranh. Chân Huyên (Gyeon Hwon) trao ngai vàng cho người con trai út là Kim Cương (Geumgang), nhưng những người con trai khác (do người vợ trước sinh) đã tập hợp lại và nổi loạn, đưa con trai cả của Chân Huyên là Thần Kiếm (Singeom) lên ngai vàng và giam cầm Chân Huyên tại to Geumsansa (Kim Sơn tự). Chân Huyên về sau trốn thoát đến Cao Ly và gia nhập lực lượng quân đội của Vương Kiến để chống lại quốc gia mình đã thành lập. Hậu Bách Tế thất thủ trước Cao Ly vào năm 936 và bán đảo được tái thống nhất.[8]